Quá trình phát triển của EDI Trao đổi dữ liệu điện tử

Các tiêu chuẩn EDI ra đời đầu tiên của Hoa Kỳ về việc vận chuyển hàng hóa do Ủy ban phối hợp dữ liệu giao thông vận tải (TDCC) đưa ra. Sau đó, EDI được áp dụng trong một số ngành công nghiệp dựa trên nhu cầu cá nhân của ngành công nghiệp đó, bao gồm: WINS áp dụng cho công nghiệp kho bãi, VICS dùng cho ngành bán lẻ ở Mỹ và TRADACOMS bán lẻ ở Châu Âu, ngành công nghiệp hàng hải DISH, AIAG công nghiệp ô tô ở Mỹ hay Odette công nghiệp ô tô của Châu Âu,... Sau đó, các ứng dụng EDI là trưởng thành hơn.

Vì đối tượng của hoạt động kinh doanh thường không được giới hạn trong một ngành công nghiệp duy nhất, do vậy vào năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) dựa theo tiêu chuẩn của TDCC và tham khảo tiêu chuẩn công nghiệp EDI khác cho ra đời tiêu chuẩn ANSI ASC X12. Mặt khác, châu Âu cũng phát triển tích hợp các tiêu chuẩn EDI vào đầu năm 1980 đề xuất TDI (tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thương mại) và GTDI (Hướng dẫn cho trao đổi dữ liệu thương mại).

Vì rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế và trao đổi dữ liệu điện tử từ nhiều nước khác nhau nên phát sinh nhu cầu mở rộng EDI trên một cơ sở toàn cầu. Do đó, năm 1987, Liên hợp quốc đã cung cấp một tập tiêu chuẩn quốc tế EDIFACT (hay UN/ EDIFACT). Nó thực chất là tổ hợp của các tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASC X12 với các tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thương mại (TDI) được phát triển ở Anh và được dùng khắp Châu Âu.

Do đó, Liên hợp quốc đã cung cấp một tập tiêu chuẩn quốc tế dưới sự quản lý chung của nhóm thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử trong Hành chính, Thương mại và Vận tải của Liên hợp quốc (UN/CEFACT) thuộc Uỷ ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Âu (UN/USE).[4]

Việc phát triển tiêu chuẩn EDI quốc tế EDIFACT (hay UN/ EDIFACT) được 2 tổ chức đó là ISO và tổ chức UN/CEFACT rất quan tâm. Hai tổ chức này đã hợp tác và phân công cùng xây dựng EDIFACT. Việc xây dựng các chuẩn, đăng ký thông điệp được tổ chức UN/USE chịu trách nhiệm, còn cú pháp và từ điển dữ liệu được thực hiện bởi tổ chức ISO[5].

Tên gọi tắt EDIFACT được UN/USE công nhận vào năm 1987 và áp dụng theo những quy tắc cú pháp EDIFACT để đệ trình ISO. Và tổ chức ISO đã chấp nhận cú pháp của EDIFACT và cú pháp này trở thành một tiêu chuẩn quốc tế, được công bố rộng rãi[6].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trao đổi dữ liệu điện tử http://www.doc-process.com/docprocess/?p=2014&lang... http://www.edibasics.com/benefits-of-edi/ http://www.gefeg.com/jswg/v4/data/v4-9735-2.pdf http://www.itl.nist.gov/fipspubs/fip161-2.htm http://ecommerce.hostip.info/pages/384/Electronic-... http://ecommerce.hostip.info/pages/422/E-Procureme... http://www.peterindia.net/E-businessOverview.html http://www.ansi.org/about_ansi/overview/overview.a... http://www.unece.org/cefact/edifact/welcome.html http://www.x12.org/